Đó là nhận định của ông Nguyễn Khoa Mỹ, Giám đốc Truyền thông và đối ngoại Coca-Cola Việt Nam. Theo ông Mỹ, doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) bên cạnh lợi ích kinh doanh còn cần biết hòa mình vào quyền lợi của cộng đồng và đất nước nơi mình đang hoạt động.
Phóng viên (PV): PTBV của Doanh nghiệp thời gian gần đây được nhắc đến rất nhiều, ông có thể chia sẻ quan điểm cho biết đâu là yếu tố nền tảng cốt lõi cho một chiến lược phát triển bền vững thật sự?
Ông Nguyễn Khoa Mỹ (Ông NKM): Trong thời gian gần đây, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại được định nghĩa theo 1 cách rộng hơn đó là phát triển bền vững, đó không chỉ là nhiệm vụ của cá nhân và doanh nghiệp, mà còn là sự tổng hòa trách nhiệm giữa các bên liên quan, trong đó có doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức xã hội và cả các cơ quan quản lý.
Nói ngắn gọn hơn, nền tảng cốt lõi của 1 chiến lược phát triển bền vững thực sự là thông hiểu nhu cầu, cơ hội thách thức của một đất nước, một xã hội nơi doanh nghiệp đó đang hoạt động, doanh nghiệp phải tìm ra được điểm chung mà doanh nghiệp cộng đồng và đất nước doanh nghiệp đó đang hoạt động.
PV: Làm thế nào để cân bằng giữa những mục tiêu kinh doanh và các giá trị xã hội đóng góp của doanh nghiệp, liệu rằng điều đó có mâu thuẫn hay không?
Ông NKM: Sẽ không có sự mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh doanh và các giá trị xã hội nếu doanh nghiệp luôn đặt mình vào dòng chảy phát triển chung của cộng đồng. Từ vấn đề sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, nhu cầu địa phương, người tiêu dùng, quyền được phục vụ những sản phẩm tốt nhất, phát triển con người, hay hiểu được thách thức về môi trường, nơi doanh nghiệp đó có trách nhiệm tạo ra những giá trị như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng hoặc hoạt động cộng đồng như kêu gọi mọi người cùng chung tay.
PV: Có thể hiểu đầu tư cho phát triển bền vững là đầu tư cho nền tảng để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp phải không thưa ông?
Ông NKM: Chúng ta thường nói đến trách nhiệm như một việc bắt buộc nhưng khi nói đến phát triển bền vững, từ trách nhiệm sẽ được giảm nhẹ, tính tự nguyện sẽ nâng cao. Bằng cách phát triển bền vững, doanh nghiệp đã tạo giá trị cho chính doanh nghiệp. Như trong ngành sản xuất nước giải khát, chúng tôi dùng nước rất nhiều, khi chúng tôi cắt giảm sử dụng nước thì sẽ tiết kiệm nước cho cộng đồng và giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn. Vì vậy, đầu tư vào phát triển bền vững chính là, đảm bảo cho tương lai của chính doanh nghiệp đó.
PV: Coca-Cola đã làm gì để vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh, vừa thực hiện đúng cam kết và nhu cầu cộng đồng? Các hoạt động cụ thể trong năm vừa qua là gì thưa ông?
Ông NKM: Chúng tôi đặt mục tiêu PTBV chính là nền tảng của các hoạt động kinh doanh, cốt lõi của mục tiêu kinh doanh. Cụ thể, trong sản xuất kinh doanh, chúng tôi luôn đảm bảo hệ thống sản xuất của chúng tôi từ nhà máy, dây chuyền sản xuất, xử lý chất thải, tiếng ồn, phải đạt được những chuẩn rất cao của tập đoàn. Bên cạnh đó, hệ thống cũng phải đáp ứng được yêu cầu của nước sở tại về pháp lý, quy định an toàn thực phẩm.
Về sản phẩm, đây cốt lõi, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dùng, có khác biệt về chất lượng. Nếu có những yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, chúng tôi luôn có trách nhiệm hồi đáp. Đáp ứng quyền của người tiêu dùng cũng là cách thể hiện PTBV trong lĩnh vực kinh doanh.
Chúng tôi xây dựng các chương trình nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, kết nối với các thành viên để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với kinh nghiệm, công nghệ để phát triển kinh doanh trong khuôn khổ của họ. Đối với các bạn sinh viên trẻ, chúng tôi có những chuyên gia lành nghề sẵn sàng cung cấp kiến thức trong những lĩnh vực mà các bạn sinh viên muốn tìm hiểu. Ngoài ra, chúng tôi có những chương trình xây dựng trung tâm hỗ trợ cộng đồng, cung cấp dịch vụ cơ bản cho người dân ở khu vực khó khăn như cung cấp nước sạch miễn phí, chăm sóc sức khỏe, có nơi để học nghề, sân chơi thể thao, internet…
Trong hệ thống Coca-Cola Việt Nam, chúng tôi có 2.500 nhân viên, hơn 99% là người Việt Nam và họ chính là những nhà lãnh đạo của công ty. Tập đoàn Coca-Cola, luôn đảm bảo nhân viên của mình được trang bị những kiến thức theo chuẩn toàn cầu, được tạo cơ hội để đổi mới, đưa ra giải pháp mang lại cho Coca-Cola Việt Nam một trình độ phát triển không thua kém bất kì chi nhánh nào trên thế giới. Đó là sự tập trung thiết thực và những gì chúng tôi làm không chỉ phục vụ cho mục đích doanh nghiệp mà còn cho cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động.
PV: Ông có kỳ vọng gì trong tương lai tới đây cho mô hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam?
Ông NKM: Một điều đáng mừng khi VCCI đưa ra hệ thống đánh giá chỉ số phát triển bền vững của doanh nghiệp, họ đã chọn được 100 doanh nghiệp hoạt động PTBV tích cực tại Việt Nam. Có thể thấy các doanh nghiệp trong nước đang trỗi dậy mạnh mẽ trong hoạt động PTBV. Đó là dấu hiệu đáng mừng khi doanh nghiệp trong nước có sự đầu tư, quan tâm lớn đến việc này.
Đây chính là công thức mới để tồn tại, phát triển và tạo ra giá trị cho chính bản thân mình, cho xã hội.
Cảm ơn những chia sẻ của Ông
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét