Sản xuất iPhone tại Mỹ: “Thôi đừng chiêm bao”

Sản xuất điện thoại hay dập ghim, dệt may không phải tương lai. Thị trường Mỹ phải được định hướng để sáng tạo, không chỉ đơn giản là sản xuất. Đây mới là thứ mà người Mỹ nên nín thở chờ đợi chứ không phải đưa iPhone về lắp ghép tại Mỹ.

    Sản xuất iPhone tại Mỹ: “Thôi đừng chiêm bao”
    Bài báo độc quyền trên Nikkei tuần trước khẳng định Apple và đối tác sản xuất như Foxconn, Pegatron đang nghiên cứu đưa dây chuyền iPhone về Mỹ . Dù vậy, không một công ty nào đưa ra bình luận của Nikkei. Các giả thuyết được đưa ra nhờ vào “hiệu ứng Trump” và bản thân Tổng thống đắc cử của Mỹ gần đây cũng tiết lộ đã nói chuyện với CEO Apple Tim Cook về các ưu đãi để sản xuất sản phẩm tại Mỹ. Trước đó, ông Trump còn đe dọa đánh thuế cao đối với thiết bị của công ty Mỹ làm ra tại nước ngoài.
    Tuy nhiên, việc sản xuất iPhone tại Mỹ đối mặt với không ít thực tế khắc nghiệt, không dễ gì xử lý trong thời gian ngắn.
    Chuyện của nước Mỹ
    Một chiếc dập ghim được sản xuất tại Mỹ từ ít nhất 20 năm trước
    Một chiếc dập ghim được sản xuất tại Mỹ từ ít nhất 20 năm trước
    Bất kỳ người nào đủ già và từng sống trong thời kỳ hậu thế chiến II đều nhớ rằng hàng loạt sản phẩm được gắn mác “Made in U.S.A”. Khi chiến tranh kết thúc, Mỹ là quốc gia duy nhất không bị bom đạn chiến tranh tàn phá, trong khi châu Âu, châu Á, Thái Bình Dương đều bị hủy hoại. Nói một cách ngắn gọn, Mỹ chính là công xưởng duy nhất còn lại, là cỗ máy tái xây dựng cả thế giới, mọi thứ thứ bảng mạch cho đến khóa kéo đều làm ra tại đây.
    Nhiều người không nhận ra quy mô cần có để tái xây dựng mọi thứ. Nó cần đến hàng thập kỷ và phần lớn bị cản trở bởi các khó khăn về địa lý, chính trị như chiến tranh lạnh… 75 năm trôi qua, khi các nước bắt đầu ổn định lại kinh tế, họ lại nổi lên như các cơ hội đầu tư vì nhân lực giá rẻ, thị trường tiêu dùng mới. Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường nóng và chỉ riêng 2 nước này đã đại diện hơn 35% dân số thế giới, biến họ trở thành trung tâm kinh tế tiềm năng và nền tảng khách hàng khổng lồ.
    Kinh tế Mỹ có bước chuyển kịch tính từ năm 1980. Sản xuất bắt đầu chuyển ra nước ngoài vì chi phí rẻ hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến lao động có kỹ năng nhưng đổi lại, tăng trưởng kinh tế từ năm 1983 đến 1999 lại vô cùng ấn tượng. Đó cũng là giai đoạn nền kinh tế dịch vụ nổi lên và Internet bắt đầu mở ra trên phạm vi toàn cầu, mang lại tăng trưởng “vô tiền khoáng hậu” trong thương mại quốc tế.
    Những điều đó đã khiến kinh tế Mỹ ngày nay 80% là dịch vụ. Nhiều yếu tố công nghiệp nặng và công nghiệp kỹ thuật vẫn còn nhưng tại các nơi có nhân công rẻ như Trung Quốc và Ấn Độ, họ dễ dàng đẩy sản xuất lên quy mô mà những nơi khác không thể đua theo bởi đơn giản là thiếu nhân lực.
    Khi xây dựng lại đất nước và kinh tế, cạnh tranh trên mọi lĩnh vực trở nên nóng lên. Trong những năm 1970, 1980, người Mỹ đón nhận ngày một nhiều thiết bị điện tử và xe hơi sản xuất tại Nhật Bản. Sony trở thành cường quốc cùng với Walkman và tivi. Âm thanh stereo chuyển thành âm thanh “trung thực” nhờ Sony, Onkyo, Aiwa… “Made in Japan” không chỉ là một điều phổ biến mà là biểu tượng chất lượng cho rất nhiều sản phẩm tuyệt vời đến từ xứ sở mặt trời mọc.
    Thời điểm ấy, điện thoại di động “cục gạch” như Motorola DynaTAC được sản xuất tại Mỹ.
    Bài toán khó
    Công nhân Pegatron xếp hàng trước khi bước vào ca làm việc 10=12 tiếng. Tại Mỹ, khung cảnh này không thể xảy ra. Ảnh: Bloomberg
    Công nhân Pegatron xếp hàng trước khi bước vào ca làm việc 10=12 tiếng. Tại Mỹ, khung cảnh này không thể xảy ra. Ảnh: Bloomberg
    Giả thuyết mang sản xuất về lại Mỹ có thể làm sống dậy những hồi ức tươi đẹp về một nước Mỹ thống trị kinh tế thế giới. Mỹ vẫn là cường quốc nhưng đi liền với các vấn đề của quốc gia “đẳng cấp”: lương thưởng cao, cạnh tranh khốc liệt, đôi khi là các quy định ngặt nghèo về nhân công, an toàn, tác động tới môi trường, hệ thống thuế phức tạp hơn bao giờ hết.
    Một lao động dù có kỹ năng hay không tại Mỹ cũng có chi phí cao hơn nhiều lần so với lao động tại châu Á. Chưa kể, mọi thứ cũng rất đắt đỏ. Sức mua tính trên đầu người tại Mỹ là 55.000 USD, trong khi tại Trung Quốc và Ấn Độ chỉ là 14.000 USD và 6.200 USD.
    Không một thực tế nào trong số những điều kể trên được trợ giúp bởi Trump. Lời hứa hẹn đánh thuế trên sản phẩm sản xuất ở nước ngoài cho các công ty Mỹ sẽ có tác động giới hạn, đặc biệt đối với đồ điện tử. Tổng thống không có quyền đơn phương áp thuế bởi đây là quyền hạn của Quốc hội.
    Ông Trump cũng nghĩ về những ưu đãi để Apple và các công ty khác mang việc sản xuất về Mỹ. Một trong số đó có thể là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nó không thể giảm chi phí thực tế kinh doanh tại Mỹ, đặc biệt khi nói về sản xuất.
    Ngoài ra, mức thuế 35% lên các sản phẩm như iPhone theo lời Trump không thể tăng giá bán lẻ từ 650 USD lên 875 USD. Nó đánh vào chi phí sản xuất chứ không phải giá bán. Trong trường hợp của iPhone mà Apple tốn 225 USD chi phí sản xuất, mức thuế làm tăng lên 300 USD. Với mức này, Apple và đối tác bán lẻ vẫn đủ sức để kiếm lợi nhuận.
    Trung Quốc
    
Áp thuế chỉ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất không phải giá bán lẻ cuối cùng của sản phẩm. Ảnh: PhoneArena
    Áp thuế chỉ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất không phải giá bán lẻ cuối cùng của sản phẩm. Ảnh: PhoneArena
    Giống như cờ vua, thế giới thương mại cũng có bước tiến công và phòng thủ. Mỗi người chơi có chiến lược riêng nhưng thế giới mới là người tung xắc và không ai biết được họ buộc phải đi nước cờ nào tieps theo. Chẳng hạn, nên xử lý thế nào với Trung Quốc.
    Nhiều người không tính tới chuyện Trung Quốc sẽ không ngồi yên khi chứng kiến đối tác kinh tế lớn nhất của mình áp thuế cao lên sản phẩm sản xuất tại đây. Trong khi đó, dây chuyền của họ sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, không riêng gì iPhone, mà giá lại rẻ hơn rất nhiều, ví dụ điện thoại ZTE, Huawei, BBK (cha đẻ của OnePlus, Oppo, Vivo).
    Vài người cho rằng Trung Quốc có thể ăn miếng trả miếng. Tuy nhiên, với vị thế của Trung Quốc, có thể kỳ vọng một số nước cờ tinh tế hơn như điều chỉnh tỷ giá tiền tệ hay trợ giá chi phí sản xuất để các công ty không phải chịu mức chi phí cao như trước đây, từ đó giảm nỗi lo bị đánh thuế. Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ nền tảng sản xuất đóng góp 30% vào kinh tế nước này. Điều đó cũng tương tự với bất kỳ thị trường mới nổi nào khác có năng lực sản xuất phát triển.
    Mấu chốt ở đây không phải là Mỹ không sản xuất nữa mà đang dẫn đầu phương thức sản xuất. Chìa khóa đối với Mỹ là tiếp tục tái phát minh cách mọi người phát triển và tham gia vào thế giới. Từ Ford phát minh ra dây chuyền sản xuất, anh em Grigg phát minh ra khoai tây viên đến BBN phát minh ra mạng lưới ARPANET, những sáng tạo này đã thay đổi phương thức mọi người mua xe hơi, ăn khoai tây hay truyền dẫn mạng.
    Quy mô sản xuất sản phẩm như iPhone không nằm ngoài năng lực của Mỹ hiện nay nhưng nó vượt quá ngưỡng cửa của thế hệ lớn lên trong “không gian an toàn”. Nỗ lực của các nhà thầu Apple để sản xuất hàng chục triệu thiết bị mỗi quý đã tàn phá mọi lý tưởng về “công việc tốt” của phương Tây, có thể nhìn thấy thông qua những người lao động kiệt sức trên các dây chuyền Trung Quốc.
    Sản xuất điện thoại hay dập ghim, dệt may không phải tương lai. Thị trường Mỹ phải được định hướng để sáng tạo, không chỉ đơn giản là sản xuất. Đây mới là thứ mà người Mỹ nên nín thở chờ đợi chứ không phải đưa iPhone về lắp ghép tại Mỹ.
    Theo ICTNews
    Share on Google Plus

    About kinh doanh và công nghệ

    This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét