Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học?

Một số quốc gia miễn phí cho học sinh học đại học bởi theo họ, học đại học là một quyền cơ bản của công dân chứ không phải là dịch vụ hay sản phẩm để trả tiền.

    Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học?
    Theo thông báo mới nhất, kể từ mùa thu năm nay những sinh viên chưa tốt nghiệp thuộc hệ 2-4 năm học toàn thời gian tại các trường đại học có thu nhập gia đình chưa đến 100.000 USD/năm ở New York sẽ được miễn học phí. Thông báo này sẽ giúp hàng chục nghìn sinh viên tại đây được lợi.
    Quyết định trên của thành phố New York trên thực tế không có gì là mới khi nhiều quốc gia cũng có chính sách miễn học phí cho sinh viên nhằm khuyến khích giáo dục và đào tạo.
    1. Đức
    (A Tùng) Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học? - Ảnh 1.
    Đây là quốc gia nổi tiếng về khuyến khích giáo dục khi học sinh được miễn phi tới trường đại học. Thậm chí nhiều học sinh nước ngoài cũng có cơ hội được miễn phí theo học tại các trường đại học ở đây tùy trường hợp.
    Tuy nhiên, Đức cũng phải tốn một khoản ngân sách khổng lồ cho giáo dục với chương trình miễn phí này và đang có chính sách nhằm hạn chế tình trạng học mãi không qua của nhiều sinh viên Đức. Không phải ngẫu nhiên mà theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), bình quân mỗi người lao động độc thân Đức sẽ phải đóng tới 49% thuế thu nhập, mức cao thứ 2 trong số các nền kinh tế phát triển.
    2. Cộng hòa Séc
    (A Tùng) Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học? - Ảnh 2.
    Sinh viên đại học Séc cũng được miến phí tiền học nhưng họ sẽ phải theo học chương trình được giảng dạy bằng tiếng địa phương và nếu học mãi không qua, nghĩa là lâu hơn khoảng 1 năm so với thời hạn quy định thì họ sẽ phải trả tiền học phí.
    Tất nhiên, mức thuế bình quân mỗi người lao động độc thân ở đây phải đóng là 43%, cao thứ 8 trong số các thành viên của OECD.
    3. Thụy Điển
    (A Tùng) Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học? - Ảnh 3.
    Quốc gia Bắc Âu này miễn học phí cho các sinh viên theo học trường công và phạm vi áp dụng cho toàn Liên minh Châu Âu (EU). Những sinh viên ngoài khối không được hưởng chính sách ưu đãi này nhưng họ cũng không cần lo lắng khi Thụy Điển nổi tiếng với mức học phí thấp.
    Dẫu vậy, người lao động ở đây lại phải chịu gánh nặng cho khoản phí này khi mức thuế thu nhập bình quân là 43%, đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng của OECD.
    4. Iceland
    (A Tùng) Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học? - Ảnh 4.
    Phần lớn trường đại học ở quốc gia này là trường công nên học sinh được miễn học phí. Những học sinh theo học trường tư thì phải trả tiền nhưng họ có thể vay từ chính phủ với lãi suất chưa đến 1%.
    Dẫu vậy, mức phí thủ tục đăng ký cho các học sinh ở đây vào các trường đại học lại khá đắt, bình quân khoảng 700 USD/người.
    5. Pháp
    (A Tùng) Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học? - Ảnh 5.
    Về lý thuyết, Pháp vẫn thu học phí của các sinh viên trường đại học công nhưng mức phí này khá thấp, thậm chí thấp hơn mức phí thủ tục đăng ký vào học của nhiều nước khác.
    Theo giám đốc Thomas Estermann của Hiệp hội các trường đại học Châu Âu (EUA), bình quân mỗi sinh viên Pháp chỉ phải thanh toán 212 USD/năm cho các trường đại học công.
    6. Estonia
    (A Tùng) Những nước nào đang miễn phí cho sinh viên đại học? - Ảnh 6.
    Quốc gia khiến cả thế giới kinh ngạc khi tiến lên nền kinh tế 5.0 với hệ thống tự động hóa cao này cũng quyết định miễn phí cho sinh viên học theo các chương trình tiếng địa phương toàn thời gian từ năm 2014. Những sinh viên nào bị học lại thì sẽ phải thanh toán học phí.
    Ngoài các quốc gia trên, những nước như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan cũng miễn phí cho học sinh học đại học bởi theo họ, học đại học là một quyền cơ bản của công dân chứ không phải là dịch vụ hay sản phẩm để trả tiền.
    Share on Google Plus

    About kinh doanh và công nghệ

    This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét