Chưa bao giờ các bà, các mẹ Việt Nam lại máu khởi nghiệp đến thế, cứ có 10 doanh nhân thì 3 là phụ nữ

"Sự trỗi dậy của những phụ nữ tháo vát, đầy tham vọng cần được xem như là một cơ hội tốt cho nền kinh tế. Khi xã hội đang cố gắng xóa bỏ những định kiến văn hóa hiện tại, chúng tôi sẽ góp phần đem lại những điều kiện giúp tăng cường và thúc đẩy nền tảng phát triển kinh tế và cá nhân bền vững", Martina Hund-Mejean, CFO Mastercard nói. 

Chưa bao giờ các bà, các mẹ Việt Nam lại máu khởi nghiệp đến thế, cứ có 10 doanh nhân thì 3 là phụ nữ
Theo kết quả khảo sát từ Chỉ số Phát Triển Nữ Doanh Nhân đầu tiên do Mastercard thực hiện tại 54 nền kinh tế thuộc Châu Á/TBD, Trung Đông và Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latin và Châu Âu, Việt Nam đạt 65 điểm, xếp hạng thứ 19 và đứng thứ 7 về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo (31,4%), cao hơn Trung Quốc (30,9%) và Hoa Kỳ (30,7%).
Khảo sát cũng chỉ ra rằng, trong khi tính bền bĩ và hoàn cảnh kinh tế thường là nền tảng cơ bản của các doanh nghiệp do nữ làm chủ, thì những yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ như việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và môi trường kinh doanh thuận lợi chính là động lực phát triển cho những doanh nghiệp này.
Những điều kiện thuận lợi này là mấu chốt để vượt qua hai trở ngại chính ngăn cản phụ nữ trở thành doanh nhân - những định kiến văn hóa và ít cơ hội thăng tiến hơn dành cho phụ nữ.
Nhìn chung, các quốc gia phát triển dẫn đầu danh sách, dẫn đầu là New Zealand (74,4, đứng hạng 1), Canada (72,4, hạng 2) và Hoa Kỳ (69,9, hạng 3). Những quốc gia này tạo điều kiện mạnh mẽ nhất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu với những cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ bền vững, chất lượng điều hành tốt và điều kiện kinh doanh thuận lợi.
Chỉ Số Phát Triển Nữ Doanh Nhân Mastercard - Top 10 quốc gia tạo điều kiện hỗ trợ và cơ hội mạnh mẽ nhất cho những nữ doanh nhân phát triển:
1. New Zealand – 74,4
2. Canada – 72,4
3. Hoa Kỳ – 69,9
4. Thụy Điển – 69,6
5. Singapore – 69,5
6. Bỉ – 69
7. Úc – 68,5
8. Philippines – 68,4
9. Vương Quốc Anh – 67,9
10. Thái Lan – 67,5
Mặt khác, những quốc gia đang phát triển với thu nhập thấp như Uganda (34,8%), Bangladesh (31,6%) và Việt Nam (31,4%) có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất, chủ yếu được thúc đẩy bởi yếu tố hoàn cảnh kinh tế bắt buộc nhiều hơn.
Top 10 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo cao hàng đầu:
1. Uganda – 34,8 %
2. Botswana – 34,6 %
3. New Zealand – 33,3 %
4. Nga – 32,6 %
5. Áo – 32,4 %
6. Bangladesh – 31,6 %
7. Việt Nam – 31,4 %
8. Trung Quốc – 30,9 %
9. Tây Ban Nha – 30,8 %
10. Hoa Kỳ – 30,7 %
"Sự trỗi dậy của những phụ nữ tháo vát, đầy tham vọng cần được xem như là một cơ hội tốt cho nền kinh tế. Khi xã hội đang cố gắng xóa bỏ những định kiến văn hóa hiện tại, chúng tôi sẽ góp phần đem lại những điều kiện giúp tăng cường và thúc đẩy nền tảng phát triển kinh tế và cá nhân bền vững", Martina Hund-Mejean, CFO Mastercard nói.
"Bằng cách gia tăng việc tiếp cận những mạng lưới quan trọng, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng phụ nữ có thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ, đạt được mục tiêu tốt hơn và cuối cùng giúp thúc đẩy tăng trưởng nhiều hơn nữa. Chúng tôi có thể góp phần giải quyết những vấn đề về tổ chức và văn hóa, và giúp những nữ lãnh đạo doanh nghiệp tiến xa hơn", Ann Cairns, Chủ Tịch, Các Thị Trường Quốc Tế, Mastercard chia sẻ.
Chỉ số nghiên cứu cũng phát hiện những nhân tố khác nhau giúp thúc đẩy hoặc ngăn cản những nữ doanh nhân.
- Điều gì giúp thúc đẩy những nữ doanh nhân tại các quốc gia đang phát triển? Tính bền bỉ. Uganda (34,8%), Bangladesh (31,6%), Việt Nam (31,4%) và Trung Quốc (30,9%) nằm trong danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo cao hàng đầu. Tại những quốc gia này, phụ nữ tận dụng những cơ hội kinh doanh không chỉ đến từ kiến thức hay khả năng sáng tạo.
- Tuy nhiên, những doanh nghiệp thành công không chỉ tồn tại dựa trên tính bền bỉ. Nhằm giúp các nữ doanh nhân phát triển, họ cần khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính, điều kiện kinh doanh thuận lợi, sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chất lượng điều hành tốt như tại các quốc gia New Zealand (74,4, hạng 1), Canada (72,4, hạng 2), Hoa Kỳ (69,9, hạng 3), Thụy Điển (69,6, hạng 4) và Singapore (69,5, hạng 5).
- Đối với những quốc gia khác như Philippines (68,4, hạng 8), Peru (64,3, hạng 23), Malaysia (63,9, hạng 25), Trung Quốc (61,3, hạng 31) và Mexico (59,1, hạng 40), những điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp không thực sự hiệu quả, tuy nhiên các doanh nghiệp địa phương luôn năng động và đầy nhiệt huyết với khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh cao và luôn đánh giá cao vị thế của những doanh nhân thành công. Những nữ doanh nhân tại đây thường có ước mơ thành công mạnh mẽ.
- Những quốc gia đạt điểm số thấp như Ấn độ (41,7, hạng 49), Ả Rập Saudi (37,2, hạng 52) và Ai Cập (34, hạng 53) cho thấy những định kiến văn hóa đối với phụ nữ vẫn đang ngăn cản họ phát triển khả năng lãnh đạo và tận dụng những cơ hội trở thành doanh nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng 12 chỉ số và 25 chỉ số phụ nhằm tìm hiểu sự khác biệt về Thu Nhập theo Cấp Bậc của Phụ Nữ, Kiến Thức và Việc Tiếp Cận Tài Chính, và Những Nhân Tố Doanh Nghiệp Hỗ Trợ của 54 nền kinh tế thuộc Châu Á/TBD, Trung Đông và Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latin và Châu Âu, chiếm 78.6% lực lượng lao động nữ trên toàn thế giới.
Share on Google Plus

About kinh doanh và công nghệ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét