Đội thắng cuộc sẽ có cơ hội gặp gỡ những nhà sáng chế, những đối tác về không gian sáng chế, và những nhà đầu tư được quy tụ đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á trong một sự kiện được tổ chức tại Singapore.
Vừa qua tại Tp. Hồ Chí Minh, Fablab Saigon và the South East Asia Makerspace Network (SEAMNET) đã tổ chức thành công sự kiện Makerthon đầu tiên về lĩnh vực “kinh tế tuần hoàn” tại Việt Nam.
SEA Makerthon là cuộc thi được tổ chức với mong muốn thúc đẩy việc tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm ở Đông Nam Á. Đây là một chương trình nuôi dưỡng nền văn hóa/tư duy học tập, suy luận và hành động dài hạn, tập trung vào việc sáng tạo nên những sản phẩm và các mô hình kinh doanh bền vững.
SEA Markethon kêu gọi sự tham gia của các nhà chế tạo (Makers), thiết kế (Designers), kinh doanh (Entreprenuers), sửa chữa (Tinkerers) và những ai có cùng đam mê trở thành những nhà kiến tạo sự thay đổi (Change Makers).
Trong chương trình, có hai thách thức đã được nêu ra đó là “Chúng ta có thể giảm tải chất thải từ bao bì của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống như thế nào?” và “Làm thế nào chúng ta có thể làm gia tăng vòng đời sử dụng của bao bì các sản phẩm gia dụng?”. Hai thách thức này đã truyền cảm hứng cho 12 đội tham gia, mỗi đội có từ 2 tới 4 thành viên bao gồm sinh viên, nhà thiết kế chuyên nghiệp, và kỹ sư.
Theo bà Phan Hoàng Anh, nhà sáng lập của Fablab Saigon, thành công của sự kiện cho thấy một viễn cảnh tươi sáng của sự phát triển kinh tế và những thay đổi tích cực của Việt Nam, mà trong đó, có thể những nhà sáng chế là động lực thúc đẩy bằng chính tinh thần khởi nghiệp và không ngừng đổi mới của họ, chỉ cần chúng ta tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với những công cụ và ý tưởng đúng đắn, như khái niệm mới về “nền kinh tế tuần hoàn” của chương trình Makerthon này.
Chuỗi sự kiện Makerthon này cũng sẽ được tổ chức vào tháng 8 tại Hà Nội với sự hỗ trợ từ Fablab Hanoi, và tại 9 thành phố khác thuộc 6 đất nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đội thắng cuộc của Tp. Hồ Chí Minh bao gồm các thành viên Ngô Minh Chính, Phồng Triều Dương and Lê Hoàng Quy, đã đưa ra ý tưởng về việc tạo nên một giải pháp cung ứng hậu cần B2B có thể giảm tải việc lãng phí trong ngành công nghiệp bao bì và hậu cần.
Tại Singapore, đội thắng cuộc của Tp. Hồ Chí Minh sẽ thi đấu cùng với 9 đội thắng cuộc khác từ các nước trong khu vực Đông Nam Á và sẽ có cơ hội gặp gỡ những nhà sáng chế, những đối tác về không gian sáng chế, và những nhà đầu tư được quy tụ đông đảo nhất khu vực tại hội nghị lần này. Trong 3 tháng cho tới ngày chung kết, Fablab Saigon sẽ hỗ trợ đội thắng cuộc để giúp đội tiếp tục phát triển ý tưởng, từ một mô hình thử nghiệm trở thành một doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét