Putin và chuyến thăm Trung Quốc trước thềm phán quyết 'đường lưỡi bò'

Giới chuyên gia cho rằng việc Nga tuyên bố ủng hộ một phần lập trường Biển Đông của Trung Quốc trước khi tòa quốc tế ra phán quyết không phải là "món quà miễn phí".

Nga nêu quan điểm về vấn đề Biển Đông / Mỹ cảnh báo Trung Quốc không khiêu khích sau phán quyết của PCA




Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Sputnik


Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cố gắng tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế khi ông thăm Trung Quốc vào ngày 25/6.

Các quan chức trong chính phủ của ông Putin nói rằng họ muốn tăng cường quan hệ thương mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương để bù đắp tổn thất đầu tư nước ngoài do châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Các biện pháp cấm vận này đã khiến Nga không được tiếp cận với nguồn tài chính phương Tây, theoWSJ.

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra vào thời điểm ngoại giao nhạy cảm đối với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tích cực vận động các chính phủ nước ngoài ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.

Chương trình nghị sự tại Bắc Kinh dự kiến ​​gồm các vấn đề thương mại, đầu tư và các vấn đề quốc tế, chính phủ hai nước cho biết. Các cuộc họp sẽ cho kết quả là "một số văn kiện chính trị quan trọng" và "văn kiện hợp tác thực chất", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết trong tuần này.

Giới quan sát nói rằng các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào những nỗ lực để tích hợp sáng kiến ​​Vành đai kinh tế, Con đường tơ lụa của Trung Quốc với Liên minh Kinh tế Á - Âu do Nga khởi xướng và đưa ra các thỏa thuận về việc Nga xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc cũng như Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nga, chẳng hạn như đường sắt cao tốc.

Tháng trước, Trung Quốc đồng ý cung cấp khoản vay trị giá 400 tỷ rúp (6,2 tỷ USD) để phát triển một tuyến đường sắt cao tốc giữa Moscow và Kazan, mở đường cho một thỏa thuận chính thức vào cuối tuần này. Một số nhà phân tích cũng cho rằng hai chính phủ sẽ thúc đẩy xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng ở vùng đất của Nga tại Bắc Cực, được hỗ trợ bởi khoản vay 12 tỷ USD từ hai ngân hàng nhà nước Trung Quốc.

"Tăng cường hợp tác kinh tế là vấn đề quan trọng đối với cả hai nước", đặc biệt là khi có những biến cố gần đây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và Nga, Chen Yurong, giám đốc nghiên cứu Âu - Trung Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế do Bộ Ngoại Trung Quốc vận hành, nói. "Hai nước có rất nhiều cơ hội đầu tư củng cố lẫn nhau, chẳng hạn như về năng lượng, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng".

'Có đi có lại'

Alexander Gabuev, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie Moscow, đánh giá hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc được thiết kế cẩn thận như một màn thể hiện quan hệ đối tác, ràng buộc bởi các giao thức cho thấy lãnh đạo hai bên có vị thế bình đẳng. Tuy nhiên, ông Gabuev cho rằng Nga đang ở "chiếu dưới". Các lệnh trừng phạt với Nga vẫn được giữ nguyên, môi trường đầu tư của Nga nghèo nàn và tình hình giá cả hàng hóa trong nước ngày càng tồi tệ.

"Nga đang nghiêng về hướng phụ thuộc không đối xứng này, họ cần Trung Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc cần Nga", ông nói. "Trong các thỏa thuận, Trung Quốc có thể là những người đàm phán thực sự rắn".

Nga xích lại gần Trung Quốc khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow năm 2014 do khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước lên án Nga sáp nhập Crimea. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể tìm kiếm cách tiếp cận "có đi có lại" với Nga, vì những khó khăn ngoại giao Bắc Kinh đối mặt trong những tuần gần đây.

PCA dự kiến ​​ra quyết định về vụ kiện của Philippines trong tháng nàyhoặc đầu tháng sau, theo báo Philippines. Dù khăng khăng tuyên bố tẩy chay vụ kiện, Trung Quốc gần đây phát động một chiến dịch lôi kéo quy mô lớn, nhằm xây dựng một liên minh đa quốc gia để bác bỏ thẩm quyền của tòa.

Alexander Korolev, một nhà nghiên cứu quan hệ Trung - Nga thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Singapore, cho rằng ông Tập "sẽ muốn một cái gì đó tương tự như những gì Trung Quốc đã thể hiện với Nga trong khủng hoảng Ukraine, cụ thể là 'tỏ vẻ bình thường' trên tất cả các mặt, không chỉ trích rõ ràng và không tham gia bất kỳ biện pháp trừng phạt nào".

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng 4 nhắc lại rằng Moscow phản đối "quốc tế hóa" các tranh chấp Biển Đông, ủng hộ lập trường của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, mặc dù ông không nói chính xác lập trường của Moscow về vụ kiện "đường lưỡi bò".

Đổi lại cho sự ủng hộ của Moscow với Bắc Kinh, ông Putin có thể mong đợi Trung Quốc đầu tư thêm ở vùng Viễn Đông Nga và Siberia, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng.

"Việc Nga ủng hộ một phần lập trường của Trung Quốc, hoặc không chỉ trích họ về vấn đề Biển Đông không phải là món quà miễn phí", ông Korolev nói. "Có lý do để suy đoán rằng Nga muốn có kết quả bằng hành động hơn lời nói".

Xem thêm: Chiêu bài quốc tịch hòng bác phán quyết Biển Đông của Trung Quốc

Tình hình Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết
Share on Google Plus

About Đăng Nguyên

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét