Chiến lược đánh bại hạm đội pháo đài Trung Quốc của Mỹ và đồng minh

Chiến lược hạm đội pháo đài của Trung Quốc nhằm tăng cường mở rộng kiểm soát biển có thể bị đánh bại nếu Mỹ, Nhật và Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ.

chien-luoc-danh-bai-ham-doi-phao-dai-trung-quoc-cua-my-va-dong-minh
Xe chở tên lửa DF-26 "sát thủ đảo Guam" của Trung Quốc. Ảnh: CNN

Nhật, Hàn Quốc và các lực lượng quân sự Mỹ tại Đông Bắc Á đang phải đối mặt với một mối đe dọa chung là tham vọng và sức mạnh hải quân ngày càng lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phối hợp chặt chẽ các biện pháp quân sự và kinh tế, liên minh này hoàn toàn có thể chặn đứng ý đồ bẻ cong trật tự trên biển châu Á của Bắc Kinh, theo Diplomat.

Hạm đội pháo đài

Theo giáo sư James Holmes, đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, khái niệm "hạm đội pháo đài" thực chất là sự kết hợp giữa hỏa lực từ các căn cứ quân sự nằm dọc bờ biển với sức mạnh của các hạm đội tàu chiến trên biển, có uy lực tác chiến vượt trội so với các hạm đội đơn thuần. Nếu tàu chiến kẻ thù đi vào phạm vi pháo kích, hỏa lực từ các "pháo đài" trên đất liền có thể yểm trợ cho các tàu chiến trên biển tấn công tiêu diệt đối phương.

Hơn một thế kỷ trước, hải quân Nga đã áp dụng chiến lược này đề chống lại hải quân Nhật trong cuộc chiến tranh 1904-1905. Tuy nhiên, do tầm bắn hiệu quả của các khẩu pháo trên mặt đất hồi đó rất hạn chế nên phạm vi hoạt động của hạm đội Nga bị bó hẹp ở gần bờ biển. Mỗi khi tàu chiến Nga mạo hiểm ra ngoài phạm vi này đều phải hứng chịu tổn thất nặng nề từ hỏa lực của tàu chiến Nhật.

Công nghệ vũ khí hiện đại đã giúp cho hải quân Trung Quốc có được sự yểm trợ hỏa lực rất xa của các căn cứ trên đất liền. Các tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D và DF-26 có khả năng tạo ra lớp khiên chắn bảo vệ cho tàu chiến Trung Quốc hoạt động bên ngoài phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, thậm chí là bên ngoài chuỗi đảo thứ hai nếu DF-26 đạt được tầm bắn tối đa trên lý thuyết.

Nói cách khác, vũ khí của Trung Quốc có thể tấn công bất cứ hạm đội nào của đối phương trong vùng biển mà Bắc Kinh quan tâm, bao gồm tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Hơn nữa, các bệ phóng tên lửa đạn đạo diệt hạm (ASBM) di động của Trung Quốc được đánh giá là có khả năng cơ động cao, giúp các "pháo đài" yểm trợ hỏa lực trên đất liền có thể di chuyển dọc đường bờ biển và bố trí tại những địa điểm có khả năng xung đột.

chien-luoc-danh-bai-ham-doi-phao-dai-trung-quoc-cua-my-va-dong-minh-1
Trung Quốc luôn muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất" (đường đỏ), để tăng cường hoạt động quân sự ra đại dương. Đồ họa:Pentagon

Chiến lược đối phó

Hàn Quốc là một bán đảo giáp với lục địa châu Á còn Nhật Bản là một quần đảo nằm kế cận ở ngoài khơi. Do vậy, cả Nhật, Hàn Quốc cũng như Hạm đội 7 của hải quân Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương đều nằm trong tầm bắn của các "pháo đài" Trung Quốc.

Giáo sư Holmes cho rằng trong bất cứ nguy cơ xung đột nào, biện pháp ngoại giao luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, để ngăn chặn ý đồ tăng cường kiểm soát biển của Bắc Kinh, Washington và hai nước đồng minh buộc phải phối hợp áp dụng các biện pháp trên lĩnh vực quân sự và kinh tế. 

Trước hết, liên minh ba nước có thể tận dụng yếu tố địa lý dọc theo chuỗi đảo thứ nhất để triển khai các hệ thống phòng thủ di động có khả năng phóng tên lửa diệt hạm và máy bay. Các vũ khí trên đất liền có thể tấn công tàu chiến Trung Quốc cố di chuyển từ đông sang tây, từ Biển Đông vào Tây Thái Bình Dương và ngược lại.

Trong khi đó, các loại thủy lôi có thể hoàn thiện vòng phòng thủ ngoài khơi xa, còn tàu ngầm di chuyển phía sau các chuỗi đảo có thể là hàng rào di động ngăn không cho hải quân Trung Quốc triển khai ra Thái Bình Dương. Đồng thời, một số tàu ngầm có thể nhanh chóng đột kích vào biển Hoàng Hải hoặc biển Hoa Đông để thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ từ dưới lòng biển.

Hai đồng minh của Mỹ có thể đàm phán về phạm vi địa lý để thực hiện chiến lược này. Nhật có thể triển khai lực lượng dọc theo trục phía tây nam, phụ trách các đảo và eo biển nằm giữa nước này và đảo Đài Loan. Hàn Quốc có thể giám sát phía đông và phía bắc, đóng cửa eo biển Tsushima và kiểm soát vùng biển Nhật trong trường hợp có xâm nhập. Sự phân chia theo địa lý như vậy có thể giúp mỗi nước tận dụng được lợi thế của mình trên lĩnh vực có khả năng nhất.

Ngoài ra, liên minh Mỹ - Nhật - Hàn có thể sử dụng biện pháp kinh tế, bởiTrung Quốc phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu các nhiên liệu và xuất khẩu hàng hóa, nên việc phong tỏa từ xa có thể gây tổn thương cho họ về mặt kinh tế và quân sự. 

Theo giáo sư Holmes, Nhật Bản và Hàn Quốc hỗ trợ Mỹ thực hiện chiến lược này cũng là đang tự giúp chính mình. Nếu Tokyo và Seoul có thể kiểm soát các vấn đề trong khu vực Đông Bắc Á, họ có thể tạo điều kiện cho Mỹ tập trung lực lượng cho các hoạt động ở phía nam, đặc biệt là tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang bộc lộ rõ tham vọng mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quân sự của mình. 

"Nếu các đồng minh của Mỹ thực hiện được chiến lược ngăn ngừa Trung Quốc, họ có thể tạo ra tâm lý do dự, lo ngại trong giới lãnh đạo ở Bắc Kinh. Liên minh này sẽ nhắc nhở Trung Quốc về một điều mà người Hy Lạp cổ đại thường nói: 'Chúa sẽ trừng phạt tính cao ngạo thái quá của con người'", Holmes nhấn mạnh. 

Share on Google Plus

About Tân Nguyễn

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét