Cổ phiếu Thế giới Di động 'phá đỉnh' sau thông tin ‘bơm’ 2.500 tỷ đồng cho hoạt động M&A chuỗi điện máy và dược phẩm

Sau phát biểu hôm 03/8 về kế hoạch xin ý kiến cổ đông thông qua con mức đầu tư 2.500 tỷ đồng để tiến hành hoạt động M&A chuỗi điện máy và dược phẩm, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động trên sàn HOSE đã có một phiên giao dịch tăng mạnh cả về giá cổ phiếu và khối lượng. 

Cổ phiếu Thế giới Di động 'phá đỉnh' sau thông tin ‘bơm’ 2.500 tỷ đồng cho hoạt động M&A chuỗi điện máy và dược phẩm
Chốt phiên giao dịch ngày 04/8, cổ phiếu MWG đóng cửa ở mức giá 106.500 đồng/cổ phiếu, tăng 6,4% so với mức giá tham chiếu với khối lượng khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị. Đây cũng là mức giá cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này (giá đã được điều chỉnh).
Như vậy, tính theo giá điều chỉnh sau nhiều lần chia tách, cổ phiếu MWG đã có mức tăng giá gần gấp 5 lần so với thời điểm lên sàn cách đây chỉ hơn 3 năm và gấp 14 lần so với mức tăng của bình quân thị trường cùng thời điểm. Vốn hóa của MWG cũng đã tăng lên mức 32.763 tỷ đồng, xấp xỉ 1,5 tỷ USD.
Cổ phiếu MWG lại lập đỉnh mới sau thông tin M&A
Tính đến cuối tháng 6/2017, Thế giới Di động cho biết đang có tổng số siêu thị lên đến 1.527 siêu thị. Trong đó, có 1.013 siêu thị Thegioididong.com, 404 siêu thị Điện máy Xanh và 110 siêu thị Bách Hóa Xanh. Tổng tài sản của MWG tính đến 30/6/2017 ở mức 14.651 tỷ đồng.
Theo giới phân tích, MWG chính là DN ngành bán lẻ công nghệ có tốc độ tăng trưởng mạnh là yếu tố giúp giá cổ phiếu MWG không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, nhóm phân tích của CTCK HSC mới đây cũng chỉ ra rằng, chuỗi TGDD đã có tín hiệu bão hòa. Do đó, phát triển thêm chuỗi cửa hàng điện máy và tham gia vào ngành dược được kỳ vọng sẽ giúp công ty này duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.
Về việc mua chuỗi điện máy, ông Nguyễn Đức Tài cho biết rằng mọi thứ đã chuẩn bị xong và chỉ còn chờ cổ đông thông qua. Dù vậy, cái tên cụ thể vẫn sẽ chờ đến ngày thương vụ hoàn tất.
Hiện nhiều đồn đoán về mục tiêu của Thế Giới Di Động đang hướng đến, đáng chú ý là cái tên Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (Trần Anh).
Trong một diễn biến khác, Hội đồng quản trị CTCP FPT cũng đã ra Nghị quyết về việc thoái vốn của FPT tại CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) - Công ty chủ quản của hệ thống FPT Shop xuống dưới 50% vào hôm 01/8, trước thời điểm ông Tài phát biểu cũng gây nhiều tò mò.
Cổ phiếu FPT cũng tăng mạnh trong thời gian qua và đang ở mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây
Trong khi đó, một động thái có phần “thú vị” của quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam Dragon Capital (DC) là việc bán bớt cổ phiếu FPT và mua thêm cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động bất chấp cổ phiếu MWG đang ở vùng giá cao nhất từ khi niêm yết.
Cụ thể, vào ngày 24/07, nhóm DC đã chuyển nhượng tổng cộng 1,4 triệu cổ phiếu FPT và giảm tỷ lệ sở hữu xuống 8,9% vốn cổ phần của công ty công nghệ này. Song song đó, nhóm này đã mua thêm 2 triệu cổ phiếu và nâng tỷ lệ tại MWG lên mức 10,16%.
Share on Google Plus

About kinh doanh và công nghệ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét